theo ngón tay quan trỏ phía xa
xa, mơ hồ thấy suối thấy đồng
nhiều vẽ khác màu miệng
không ngừng tán tụng. Hơi
men nồng nàn, lòng Sinh chứa
chan nhiệt tình đối với những
bậc "Dân chi phụ mẫu" mà xưa
nay Sinh thường tỏ ý rẻ khinh.
Ðến đâu quan cũng xin Sinh
lưu bút để cho khắc vào bia đá,
cột đồng. Sinh phóng bút thao
thao bất tuyệt. Mực thơm bút
quý, lời lời châu ngọc, hàng
hàng gấm thêụ Trước khi giã
từ, Sinh còn lưu lại bài tán tổng
kết công đức của quan để khắc
vào chốn công đường và bài
minh, ký để ghi tạc vào mấy cổ
hồng chung tại các tháp đền
quy mô trong hạt. Quan ân cần
tiễn Sinh ra khỏi nha môn, đưa
tặng một cỗ ngựa bạch, mấy
nén vàng, nhưng Sinh một mực
từ chối từ không nhận để giữ
vẹn lòng thanh khiết.
Giữa mùa xuân ấy Sinh lâm
bệnh nặng, nằm liệt suốt một
tháng liền, Tuyết Hồng hết sức
săn sóc thuốc thang, nhiều
đêm không ngủ. Bệnh cũ như
muốn tái phát, thần kinh rạo
rực không yên, giấc ngủ chập
chờn ác mộng.
Mấy lần chống tay ngồi dậy,
nhưng lại bủn rủn nằm xuống,
hơi thở nóng ran như lửạ Một
sớm đang nằm, nghe tiếng
chim hoàng anh hót ngoài
vườn vụt tắt, thấy một tia nắng
lọt qua khe cửa chợt tàn. Sinh
hốt hoảng tưởng chừng mùa
xuân bỏ mình mà đi, bèn
gượng ngồi lên xô mạnh cửa
sổ. Mấy nụ hoa thắm cười
duyên trước thềm, lá xanh tươi
màu nhựa mớị Sinh gọi đem
nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa
cầm bút lên, Sinh bỗng kinh
ngạc. Nghiên mực đỏ tươi sắc
máụ Thử chấm bút vào, lăn
tròn ngọn bút đưa lên, bỗng
thấy nhỏ xuống từng giọt,
từng giọt thắm hồng như rỉ
chảy từ tim. Khiếp đảm, Sinh
ngồi sửng sờ, tâm thần thác
loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy,
nét chữ quánh lại, lợn cợn như
vệt huyết khô trên cát. Sinh vội
buông bút, tưởng chừng bàn
tay cũng thấm máu đầỵ Ðưa
lên ngang mũi, mùi tanh khủng
khiếp. Quệt tay vào áo, đau
nhói trong ngườị Sinh nằm vật
xuống mê man bất tỉnh. Sau
mấy ngày, Sinh tỉnh dậy, lòng
lại khao khát cầm bút. Nhưng
nhớ hình ảnh vừa qua, tự
nhiên đâm ra e ngại. Sinh cố
tập trung thần lực, men đến án
thư vừa cầm bút lại thấy lãng
vãng sắc máu, không sao có đủ
can đảm vạch được nét nàọ
Sinh ném bút, hất giấy, vô cùng
khiếp sợ, tưởng như xôn xao
chung quanh vô số hồn oan
đòi mạng. Từ đó Sinh gầy rạc
hẳn, liệu không sống thoát.
Người cậu của Sinh từ lâu đã
vào trong núi Hoa Dương ở với
đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về
thăm nhà thấy cháu suy nhược,
rất là lo lắng. Sau khi nghe Sinh
thuật hết những điều quái dị
vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu
rồi nói:
- Ta từng bảo cháu ngòi bút
không phải không có oan
khiên. Lưỡi gươm tuy ác mà
trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác
hại cũng trong giới hạn. Mượn
sự huyển hoặc của văn chương
mà gây điều thiệt hại cho con
người, tội ác của kẻ cầm bút
xưa nay kể biết là bao, nhưng
chẳng qua vì mờ mịt hư ảo nên
không thấy rõ hay không
muốn rõ mà thôị Làm cho
thiếu nữ băn khoăn sầu muộn,
làm cho thanh niên khinh bạc
hoài nghi, gợi cho người ta
nghĩ vật dục mà quên nhân ái,
kêu cho người ta tiếc tài lợi mà
xa đạo nghĩa, hoặc cười trên
đạo nghĩa của tha nhân, hát
trên bi cảnh của đồng loại,
đem sự phù phiếm thay cho
thực dụng, lấy việc thiển cận
quên điều sâu xa, xuyên tạc
chân lý, che lấp bần hàn, ca
ngợi quyền lực, bỏ quên con
người, văn chương há chẳng
đã làm những điều vô đạỏ Tội
ác văn chương xưa nay nếu
đem phân tích biết đâu chẳng
dồn thành ngàn dãy Thiên
Sơn! Thần tạng của cháu kinh
động thất thường, nhưng mà
bản chất huyền diệu có thể
cảm ứng với cõi vô hình, chắc
cháu làm điều tổn đức khá
nặng nên máu oan mới đuổi
theo như vậỵ Hãy xem có lỡ
hứng bút đi lệch đường
chăng? Soát lại cho mau, soát
lại cho mau, chớ để chậm thêm
ngày nào!
Lương Sinh nghe xong bồi hồi
tấc dạ, trí tuệ xem như minh
mẫn hơn nhiều, cơn bệnh do
đó lui được khá xạ Sinh đem
mấy tập thi tuyển của mình đọc
lại từng câu, dò lại từng chữ,
thấy toàn là ý bướm tình hoa,
phát triển cảm xúc mà xao lãng
trí tuệ, tán tụng thiên nhiên mà
bỏ mất cảnh đời, trốn tránh
thực tại, từ chối tương lai,
nhưng nghĩ kỹ vẫn chưa dò
được lối máu từ đâụ Bỗng sực
nhớ đến những lời phóng bút
viết cho quan Tổng trấn, không
ghi lại trong thi tuyển, tâm não
trở nên bàng hoàng. Ðồng thời
bao nhiêu gương mặt hốc hác
trong ngày hội chùa lại hiện rõ,
mấy cánh đồng trơ trọi, những
tiếng thì thầm hai bên kiệu
hoa, vẻ người nhớn nhác sợ
hãi, những đòn dây trói, mấy
dãy nhà giam, lần lượt như
sống lại trước mắt. Những
cảnh ấy thật trái ngược với
những bài tán bài mình đã viết.
Mồ hôi toát ra như tắm, Sinh
đứng lên được, quyết định trở
lại chốn cũ để tìm hiểu sự thật.
Sinh đến chốn cũ vào một buổi
chiều nắng vàng thê lương
phủ trên cảnh vật tiêu điều xơ
xác. Qua khỏi dòng suối cạn,
Sinh bước vào một thôn trang
vắng vẻ, thưa thớt những mái
tranh nghèo, không một bóng
người thấp thoáng. Ðến một
gò cỏ úa héo chợt thấy một
người nông phu ủ rủ trước
nấm mộ mới hiu hiu mấy nén
hương tàn, Sinh dừng bước, lại
gần ngồi một bên, khẽ hỏi:
- Bác khóc thương thân quyến
nào vậỷ
Người kia ngước lên không
nói, ngắm nhìn lại bụi đường
trường bạc thếch trên quần áo
của Sinh, dịu đôi mắt xuống:
- Người nằm dưới mồ không
phải là bà con que
Đến trang: